Những câu hỏi liên quan
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
19 tháng 12 2018 lúc 6:42

- Nông nghiệp:

      + Cây lúa được trồng thâm canh ở đồng bằng Thanh – Nghệ - Tĩnh.

      + Bình quân lương thực có hạt trên đầu người tăng từ 235,5kg/người năm 1995 lên 333,7kg/ người năm 2002

      + Một số cây công nghiệp hằng năm (lạc, vừng,...) được trồng với diện tích khá lớn.

      + Chăn nuôi trâu , nuôi trồng , đánh bắt thủy sản được phát triển.

      + Phát triển trồng rừng theo hướng nông lâm kết hợp.

      + Khó khăn: diện tích đất canh tác ít lại xấu, thiên tai thường xuyên xảy ra; dân số đông, cơ sở hạ tầng kém phát triển; đời sống dân cư rất khó khăn.

- Công nghiệp:

      + Giá trị sản xuất công nghiệp giai đoạn 1995 - 2002 tăng rõ rệt.

      + Công nghiệp khai khoáng và sản xuất vật liêu xây dựng là hai ngành có thế mạnh ở Bắc Trung Bộ.

      + Các ngành công nghiệp chế biến gỗ, cơ khí, dệt kim, may mặc, chế biến thực phẩm với quy mô vừa và nhỏ đang phát triển ở hầu khắp các địa phương.

      + Cơ sở hạ tầng kĩ thuật và công nghệ, cũng như cung ứng nhiên liệu, năng lượng của vùng đang được cải thiện.

Bình luận (0)
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
qwerty
1 tháng 4 2017 lúc 20:01

a) Nông nghiệp

* Thành tựu

- Nhờ đẩy mạnh thâm canh, tăng năng suất nên sản lượng lương thực tăng nhanh. Bình quân lương thực trên đầu người từ 235,2 kg (năm 1995) lên 346,9 kg (năm 2005). Đã hình thành các vùng thâm canh lúa ở các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh.

- Sản xuất nông nghiệp đang phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa, chuyên môn hóa và đa dạng hóa: diện tích các cây công nghiệp (lạc vừng…), cây ăn quả và diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản được mở rộng, số lượng đàn gia súc và gia cầm, đặc biệt là đàn trâu, bò đều tăng.

* Khó khăn.

- Diện tích đất canh tác ít, đất ở các đồng bằng kém màu mỡ.

- Điều kiện khí hậu khắc nghiệt, thời tiết diễn biến thất thường.

- Nhiều thiên tai: bão, lũ, hạn, nạn cát bay (ở ven biển).

- Cơ sở vật chất kĩ thuật của nông nghiệp nhìn chung còn kém phát triển.

- Đời sống nhân dân còn khó khắ, thiếu vốn đầu tư cho sản xuất.

b) Công nghiệp

* Thành tựu

- Giá trị sản xuất coong nghiệp tăng khá (thời kì 1995 – 2002 tăng hơn 2,6 lần, từ 3705,2 tỉ đồng lên 9883,2 tỉ đồng).

- Cơ cấu Ngành công nghiệp đang định hình: ngoài hai ngành quan trọng hàng đầu là công nghiệp khai thác và công nghiệp vật liệu cây dựng, các ngành công nghiệp chế biến gỗ, chế biến thực phẩm, dệt – may, cơ khí nông cụ, thủy điện… đã được phát triển ở hầu hết các địa phương.

- Cơ sở hạ tầng kĩ thuật và công nghệ cũng như việc cung ứng nhiên liệu, năng lượng đang được cải thiện. Đang thu hút nhiều dự án đầu tư của trong nước và của nước ngoài.

- Quy mô các trung tâm công nghiệp được mở rộng, cơ cấu ngành công nghiệp của mỗi trung tâm đa dạng hơn. Các trung tâm công nghiệp quan trọng (quy mô vừa) là: Thanh Hóa – Bỉm Sơn, vinh, Huế.

* Khó khăn:

- Cơ sở hạ tang chưa đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, nhất là mạng lưới năng lượng.

- Còn hạn chế về điều kiện kĩ thuật, vốn đầu tư.

Bình luận (0)
Quangquang
13 tháng 12 2020 lúc 16:59

a) Nông nghiệp

* Thành tựu

- Nhờ đẩy mạnh thâm canh, tăng năng suất nên sản lượng lương thực tăng nhanh. Bình quân lương thực trên đầu người từ 235,2 kg (năm 1995) lên 346,9 kg (năm 2005). Đã hình thành các vùng thâm canh lúa ở các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh.

- Sản xuất nông nghiệp đang phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa, chuyên môn hóa và đa dạng hóa: diện tích các cây công nghiệp (lạc vừng…), cây ăn quả và diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản được mở rộng, số lượng đàn gia súc và gia cầm, đặc biệt là đàn trâu, bò đều tăng.

* Khó khăn.

- Diện tích đất canh tác ít, đất ở các đồng bằng kém màu mỡ.

- Điều kiện khí hậu khắc nghiệt, thời tiết diễn biến thất thường.

 

- Nhiều thiên tai: bão, lũ, hạn, nạn cát bay (ở ven biển).

- Cơ sở vật chất kĩ thuật của nông nghiệp nhìn chung còn kém phát triển.

- Đời sống nhân dân còn khó khắ, thiếu vốn đầu tư cho sản xuất.

b) Công nghiệp

* Thành tựu

- Giá trị sản xuất coong nghiệp tăng khá (thời kì 1995 – 2002 tăng hơn 2,6 lần, từ 3705,2 tỉ đồng lên 9883,2 tỉ đồng).

- Cơ cấu Ngành công nghiệp đang định hình: ngoài hai ngành quan trọng hàng đầu là công nghiệp khai thác và công nghiệp vật liệu cây dựng, các ngành công nghiệp chế biến gỗ, chế biến thực phẩm, dệt – may, cơ khí nông cụ, thủy điện… đã được phát triển ở hầu hết các địa phương.

- Cơ sở hạ tầng kĩ thuật và công nghệ cũng như việc cung ứng nhiên liệu, năng lượng đang được cải thiện. Đang thu hút nhiều dự án đầu tư của trong nước và của nước ngoài.

- Quy mô các trung tâm công nghiệp được mở rộng, cơ cấu ngành công nghiệp của mỗi trung tâm đa dạng hơn. Các trung tâm công nghiệp quan trọng (quy mô vừa) là: Thanh Hóa – Bỉm Sơn, vinh, Huế.

* Khó khăn:

- Cơ sở hạ tang chưa đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, nhất là mạng lưới năng lượng.

- Còn hạn chế về điều kiện kĩ thuật, vốn đầu tư.

Bình luận (0)
Trần Duy Anh Khoa
Xem chi tiết
Nguyễn Việt Dũng
28 tháng 10 2023 lúc 15:13

Truyền hình phân bố dân cư ở tỉnh Gia Lai:

Dân cư của tỉnh Gia Lai phân bố chủ yếu tại các đơn vị hành chính, với mật độ dân số không đồng đều như sau:

- Thành phố Pleiku: Là trung tâm hành chính và kinh tế của tỉnh, nơi có mật độ dân số cao hơn so với các khu vực khác. Pleiku tập trung nhiều dự án, cơ sở hạ tầng, và nguồn nhân lực.

- Các huyện nông thôn: Các huyện và xã nông thôn của Gia Lai có mật độ dân số thấp hơn, với phần lớn dân cư sống theo nghề nông và phát triển nông nghiệp.

- Các dân tộc thiểu số: Tỉnh Gia Lai có đa dạng dân tộc thiểu số, chủ yếu là dân tộc Jarai, Bahnar, và Ede. Dân cư của các dân tộc này thường phân bố ở các khu vực miền núi và thung lũng.

Khó khăn trong quá trình xây dựng và phát triển kinh tế của tỉnh:

- Khoảng cách và địa hình khó khăn: Gia Lai nằm ở vùng cao nguyên và núi non, có nhiều đoạn đường giao thông khó khăn và xa xôi. Việc kết nối các khu vực và vùng miền với Pleiku và các trung tâm khác gặp khó khăn, làm tăng chi phí vận chuyển và khó khăn trong việc phát triển kinh tế.

- Thiếu nguồn nhân lực chất lượng: Mặc dù có dân số đông đúc, nhưng có thiếu hụt về nguồn nhân lực chất lượng và kỹ năng. Điều này làm hạn chế sự phát triển của các ngành công nghiệp và dịch vụ đòi hỏi nhân lực có trình độ.

- Chênh lệch phát triển kinh tế và xã hội: Mật độ dân số không đồng đều làm cho một số khu vực phát triển kinh tế chậm hơn so với các khu vực khác. Điều này đặt ra thách thức trong việc cân đối và phát triển toàn diện tỉnh Gia Lai.

- Bảo vệ môi trường và di sản văn hóa: Vùng Tây Nguyên và Gia Lai cũng đang phải đối mặt với các thách thức về bảo vệ môi trường và di sản văn hóa của các dân tộc thiểu số. Sự phát triển kinh tế cần phải được cân nhắc kỹ lưỡng để bảo vệ các giá trị này.

Bình luận (0)
Quang Ngo
Xem chi tiết
Nguyễn Việt Dũng
30 tháng 10 2023 lúc 22:56

Thành tựu:

- Tăng trưởng kinh tế ổn định: Nga đã trải qua một giai đoạn tăng trưởng kinh tế đáng kể sau cuộc suy thoái kinh tế trong giai đoạn 1990. Ngành công nghiệp dầu mỏ và khí đốt tự nhiên đóng vai trò quan trọng trong sự phục hồi này.

- Tăng cường hạ tầng: Nga đã đầu tư vào phát triển hạ tầng vận tải và viễn thông, bao gồm cải thiện hệ thống đường sắt, cải tạo cảng biển và mở rộng mạng lưới internet.

- Tăng trưởng xuất khẩu: Việc tăng cường xuất khẩu dầu mỏ, khí đốt tự nhiên và các sản phẩm hàng hóa khác đã giúp tăng thu nhập cho Nga từ thị trường quốc tế.

- Đầu tư trong lĩnh vực công nghiệp và công nghệ: Nga đã đẩy mạnh đầu tư trong lĩnh vực công nghiệp và công nghệ, bao gồm phát triển ngành công nghiệp hàng không và không gian.

Khó khăn:

- Phụ thuộc vào dầu mỏ và khí đốt tự nhiên: Nga có sự phụ thuộc mạnh mẽ vào ngành công nghiệp dầu mỏ và khí đốt tự nhiên, làm cho nền kinh tế của họ dễ bị ảnh hưởng bởi biến động giá cả thị trường toàn cầu.

- Thách thức chính trị và quốc tế: Nga đã đối mặt với sự căng thẳng chính trị với nhiều quốc gia, đặc biệt là về việc chiếm đóng Crimea và hành vi thâm nhập của họ ở Ukraine, dẫn đến trừng phạt từ cộng đồng quốc tế.

- Thách thức về đa dạng hóa kinh tế: Nga đang cố gắng đa dạng hóa nền kinh tế bằng cách phát triển các ngành công nghiệp khác như công nghệ thông tin, nhưng tiến trình này đang gặp khó khăn.

- Bất ổn trong hệ thống tài chính: Hệ thống tài chính của Nga đã phải đối mặt với nhiều thách thức, bao gồm khủng bố tài chính và sự sụp đổ của một số ngân hàng.

Bình luận (0)
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
15 tháng 2 2018 lúc 18:22

Tự nhiên ở khu vực Đông Nam Á có những thuận lợi và khó khăn để phát triển kinh tế là:

* Thuận lợi:

   - Đất phù sa màu mỡ ở các đồng bằng, đất đỏ badan ở các đồi núi, nguồn nước dồi dào, khí hậu nóng ẩm thuận lợi cho việc phát triển một nền nông nghiệp nhiệt đới điển hình.

   - Trừ Lào, còn các nước khác giáp biển. Phát triển các ngành kinh tế biển, khai thác sinh vật biển, hàng hải, khoáng sản, du lịch,…

   - Có rừng mưa nhiệt đới, rừng xích đạo ẩm ướt xung quanh năm.

   - Nằm trong vành đai sinh khoáng, giàu khoáng sản.

* Khó khăn:

   - Thiên tai, động đất, song thần, bão, lũ lụt.

Bình luận (0)
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
25 tháng 7 2017 lúc 11:07

a) Chiến lược công nghiệp hóa

- Ấn Độ đã theo đuổi mục tiêu xây dựng một nền công nghiệp đa dạng và vững mạnh trên cơ sở tự lực, tự cường.

- Từ thập niên 50 đến thập niên 80 của thế kỉ XX, Ấn Độ đặc biệt chú trọng phát triển công nghiệp nặng, xây dựng các ngành công nghiệp trụ cột như: điện tử, tin học, công nghiệp vũ trụ và năng lượng hạt nhân.

- Gần đây, Ấn Độ đầu tư mạnh vào công nghiệp điện tử - tin học.

b) Thành tựu của công nghiệp hóa

- Ấn Độ đã trở thành một trong 15 nước có sản lượng công nghiệp lớn nhất thế giới.

- Ấn Độ đã xây dựng được hệ thống các ngành công nghiệp cơ bản, đa dạng, có khả năng tự sản xuất được các máy móc thiết bị công nghiệp, hàng hóa tiêu dùng cần thiết cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu.

- Ấn Độ đã xây dựng được một số ngành công nghiệp có trình độ kĩ thuật cao như: công nghiệp năng lượng hạt nhân, điện tử, hóa dầu, luyện kim, hàng không - vũ trụ và công nghệ thông tin.

- Hiện nay, Ấn Độ nổi tiếng trên thế giới về sản xuất các sản phẩm phần mềm với đội ngũ chuyên gia công nghệ thông tin hùng hậu, trình độ cao.

- Các vùng công nghiệp quan trọng của Ấn Độ:

+ Vùng Đông Bắc: với hai trung tâm công nghiệp lớn là Giam-sét-bua (luyện kim, cơ khí), Côn-ca-ta (luyện kim, dệt may, chế biến thực phẩm).

+ Vùng Tây Bắc: với trung tâm quan trọng nhất là Mum-bai (chế tạo máy bay, ô tô, đóng tàu, dệt vải, năng lượng nguyên tử,...). Ngoài ra, công nghiệp dệt phát triển mạnh ở A-ma-đa-bat, Pu-ma và dầu khí được khai thác ở vịnh Cam-bây (Bắc Mum-bai).

+ Vùng Nam Ấn: phát triển các ngành luyện kim, chế biến chè và nông sản xuất khẩu. Ban-ga-lo là trung tâm sản xuất và xuất khẩu phần mềm nổi tiếng thế giới, lớn nhất ở châu Á.

Bình luận (0)
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
25 tháng 7 2018 lúc 6:42

- Thuận lợi:

+ Khí hậu nóng ẩm, hệ đất trồng phong phú, mạng lưới sông ngòi dày đặc, thuận lợi cho việc phát triển một nền nông nghiệp nhiệt đới.

+ Đông Nam Á có lợi thế về biển. Các nước trong khu vực (trừ Lào) đều giáp biển, thuận lợi để phát triển các ngành kinh tế biển cũng như thương mại, hàng hải.

+ Nằm trong vành đai sinh khoáng nên có nhiều loại khoáng sản; vùng thềm lục địa giàu dầu khí, là nguồn nguyên, nhiên liệu cho phát triển kinh tế.

+ Có diện tích rừng xích đạo và nhiệt đới ẩm lớn.

- Khó khăn: chịu ảnh hưởng nặng nề của các thiên tai như: động đất, sóng thần, bão, lũ lụt..

Bình luận (0)
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
11 tháng 1 2017 lúc 15:04

* Thuận lợi:

   - Khí hậu nóng ẩm, tài nguyên đất phong phú và màu mỡ (nhất là đất đỏ badan và đất phù sa), mạng lưới sông ngòi dày đặc, thuận lợi cho việc phát triển một nền nông nghiệp nhiệt đới. (0,5 điểm)

   - Đông Nam Á có lợi thế về biển. Trong khu vực (trừ Lào), các quốc gia khác đều giáp biển, thuận lợi để phát triển các ngành kinh tế biển cũng như thương mại, hàng hải. (0,5 điểm)

   - Các nước Đông Nam Á có nhiều loại khoáng sản. Vùng thềm lục địa có nhiều dầu khí, là nguồn nguyên liệu, nhiên liệu cho phát triển kinh tế. (0,5 điểm)

   * Khó khăn:

   - Thiên tai thường xuyên xảy ra: bão, lũ lụt, động đất, thậm chí còn chịu cả thảm họa sóng thần… (0,5 điểm)

   - Diện tích rừng bị thu hẹp do khai thác không hợp lí và do cháy rừng; nhiều loại khoáng sản có nguy cơ cạn kiệt… (0,5 điểm)

Bình luận (0)
Trần Nhã Phương
Xem chi tiết